Thursday 1 May 2014

FREITAG, 9. JULI 2010

Cách chụp hình thức ăn

- Thông thường nếu chụp những shot đồ ăn, phải xin cho bằng được 1 cái list liệt kê những nguyên liệu cấu tạo ra món này............. để tiện cho việc bố trí, phối màu v.v...

Ví dụ: món này có ớt Đàlat đã xào nấu...nhớ trang trí thêm những quả ớt này còn tươi cũng là 1 cách hay.....

- Decor càng đơn giản càng tốt, phải bật lên được món gì và nguyên liệu chính.

- Kết hợp giữa đồ tươi và chín.... decor màu sắc thật của món ăn.
Ví dụ: 1 đĩa rau xào mà bị xào chín quá thì nó tái và héo queo... lên hình xấu vô cùng.

- Chụp món ăn thật ra phải có 1 Foodstylist, nghĩa là decor món ăn, nhiệm vụ sau cùng là dùng ánh sáng và chụp.

1. Dịch chuyển gần hơn đến chủ thể

Trong đa số các trường hợp, khi bạn tiến gần hơn đến chủ thể, bức ảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều. Do vậy hãy luôn lưu ý lấy hình chủ phủ đầy khung hình để nắm bắt được những chi tiết thú vị ấn tượng hơn với người xem, chứ không chỉ chú trọng vào cách nhìn tổng thể.

Để ảnh sắc nét nhất, hãy sử dụng zoom quang học nếu như không thể tiến gần hơn đến chủ thể.

2. Sử dụng ống ngắm

Màn hình LCD máy ảnh số thường rất tốn pin. Để tối ưu tuổi thọ cho pin, hãy dùng ống ngắm máy ảnh thay vì quan sát qua màn hình LCD.

3. Chờ đợi khoảnh khắc

Phần lớn các máy ảnh số phổ thông đều có một khoảng thời gian chờ từ khi bấm nút cửa trập và thời điểm lấy hình của máy. Để “chộp” đúng thời điểm, bạn nên hòa mình với sự kiện và luôn ở trạng thái sẵn sàng bấm máy.

4. Tận dụng nguồn sáng sẵn có

Khi chụp ảnh trong nhà, bối cảnh tự nhiên thường không “tương thích” với ánh đèn flash. Cho nên, hãy cố gắng tận dụng các nguồn sáng tự nhiên như nguồn sáng từ cửa hoặc cửa sổ để lấy sáng cho chủ thể, đồng thời tránh sử dụng ánh sáng từ đèn flash máy ảnh.

5. Chụp ở độ phân giải cao nhất

Nếu muốn in ảnh hoặc phóng to, cắt cúp một phần bức ảnh, sử dụng ảnh gốc độ phân giải càng cao càng tốt. Hãy thiết lập độ phân giải cao nhất khi chụp ảnh. Đừng vì lý do tiện dụng khi email file kích thước nhỏ mà chụp ảnh độ phân giải thấp vì bạn có thể dễ dàng resize ảnh bất cứ lúc nào.

6. Chụp càng nhiều càng tốt

Chụp càng nhiều ảnh, cơ hội tìm được bức ảnh đặc biệt ưng ý càng cao. Bạn chẳng tốn hao gì nếu chưa in ảnh, do vậy hãy tìm bức ảnh đẹp nhất để in bằng cách chụp càng nhìều càng tốt.

7. Xóa ngay các bức ảnh không ưng ý

Trong lúc chụp ảnh và xem lại, hãy xóa ngay các bức ảnh không thật sự đẹp, đừng chần chừ vì bạn đang hao phí dung lượng thẻ nhớ cho chúng. Nếu như vẫn chưa chắc chắn vào nhận định của bạn về bức ảnh, hãy lưu ảnh để xem lại trên máy tính.

8. Trang bị pin dự trữ

Hao pin chính là “tật xấu” có tiếng của máy ảnh số. Do vậy, hãy trang bị thêm một bộ pin sạc dự trữ. Bạn vẫn có thể tiếp tục chụp ảnh trong khi bộ pin kia đang sạc.

9. Thẻ nhớ dung lượng lớn

Đa số các thẻ nhớ đi kèm máy có dung lượng khá nhỏ, 16MB – 32MB. Do vậy hãy trang bị một thẻ nhớ có dung lượng “cực đại” trong khả năng của bạn. Giá thẻ nhớ ngày càng hạ, do vậy hãy “quẳng gánh lo” về thẻ nhớ đi và chỉ chú tâm vào việc chụp ảnh.

10. Đầu đọc thẻ nhớ

Đây là một trong những cách lưu chuyển hình ảnh nhanh và dễ dàng nhất giữ máy ảnh và máy tính. Đầu đọc thẻ nhớ giúp tải hình ảnh nhanh hơn cáp usb của máy ảnh. Ngoài ra, nếu máy ảnh không có bộ sạc hoặc dock, đầu đọc thẻ nhớ sẽ giúp máy ảnh ít hao pin khi tải hình ảnh lâu.

Các bí quyết trên giúp bạn luôn sẵn sàng có những bức ảnh đẹp. Nhưng bí quyết quan trọng nhất được nhiếp ảnh gia Rick Sammon tóm tắt như sau: “Dù cho bạn là lính mới hay người lăn lộn nhiều với nhiếp ảnh, điều quan trọng nhất cần nhớ chính là sự tự do và linh hoạt mà máy ảnh số mang đến cho việc chụp ảnh. Hãy cầm máy ảnh và trải nghiệm. Cứ thể nghiệm các kĩ thuật mới. Và trên hết, đừng quên tận hưởng niềm vui khi chụp ảnh”.
Các ký hiệu cơ bản của digital camera



Với những bạn đang làm quen với máy ảnh số, việc tìm hiểu các tính năng trên máy là rất cần thiết. Một số ký hiệu cơ bản sau sẽ giúp ích cho bạn trong bước đầu đến với thế giới ảnh số.

Chế độ chụp (Shooting Mode)

Đa số các máy ảnh bỏ túi thường có nút chọn chế độ chụp dạng xoay tròn với từng chức năng tương ứng. Hoặc cũng có thể dạng nút gạt, menu…



Auto: Chế độ tự động hoàn toàn. Mọi thông số đều được mặc định sẵn, các nút chức năng khác vô hiệu. Chế độ này thích hợp với người mới sử dụng, chưa quen với các tính năng của máy.


M: Manual: Chế độ điều chỉnh bằng tay. Người dùng có thể sử dụng tất cả các nút chức năng của máy để thiết lập các thông số như tốc độ chụp, độ mở của ống kính (khẩu độ), ánh sáng... Chế độ này thích hợp với những người chuyên nghiệp, biết cách tính toán các thông số để có được bức ảnh với những góc chụp mỹ mãn.


P: Program: Chế độ bán tự động. Với các chương trình lập sẵn, máy chỉ cho phép người dùng điều chỉnh một số ít tính năng hỗ trợ thêm như ánh sáng, đèn flash khi điều kiện chụp thực tế đòi hỏi.


Tv (S): Ưu tiên tốc độ. Chế độ này thích hợp để chụp các chủ thể di chuyển với tốc độ cao. Người cầm máy chọn tốc độ chụp và máy sẽ tính toán thông số khẩu độ của ống kính để đạt được độ sáng cần thiết.


Av (A): Ưu tiên khẩu độ. Người dùng chọn khẩu độ và máy sẽ tính toán thông số tốc độ ống kính để đạt độ sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp khi cần làm nổi bật chủ thể; các đối tượng khác cũng như hậu cảnh được làm mờ.


Movie: Quay video. Chế độ này dùng để quay những đoạn phim ngắn. Tùy theo máy mà thời lượng cho phép của các video clip sẽ khác nhau, có hoặc không có âm thanh.


Portrait: Chế độ chụp chân dung. Máy sẽ tính toán để làm nổi bật chân dung (hoặc chủ thể).


Landscape: Chế độ chụp phong cảnh. Độ nét được điều chỉnh đến vô cực để toàn bộ cảnh chụp sẽ có độ nét cao, thích hợp để chụp phong cảnh.


Night Scene: Chế độ chụp cảnh đêm. Các thông số ánh sáng và tốc độ chụp được mặc định nhằm làm sáng chủ thể cùng hậu cảnh xung quanh trong điều kiện lúc trời tối hoặc về đêm.


Fast Shutter (Sport): Chụp tốc độ nhanh. Máy chụp ở tốc độ cao và tự động tùy chỉnh các thông số khác nhằm đảm bảo đủ sáng cho ảnh chụp. Chế độ này dùng chụp các đối tượng đang di chuyển nhanh.


Slow Shutter: Chụp tốc độ chậm. Máy chụp ở tốc độ thấp và tự động tùy chỉnh các thông số khác nhằm đảm bảo ảnh chụp không quá sáng. Chế độ này dùng để chụp các đối tượng đang di chuyển và làm nhòe các đối tượng này để tạo cảm giác đối tượng đang di chuyển.


Stitch Assist (Panorama): Chụp toàn cảnh. Chế độ này dùng để chụp 2 hoặc nhiều cảnh liên tiếp kế nhau sau đó ráp nối lại thành một cảnh duy nhất rộng hơn mức cho phép của máy ảnh.


SCN (Special Scene): Chọn chế độ này sau đó sử dụng các nút mũi trên trái hoặc phải để chọn tiếp các kiểu chụp được lập trình sẵn dành cho các cảnh đặc biệt:
• Foliage: Chụp cây, hoa, lá...

• Beach: Chụp ở bãi biển

• Fireworks: Chụp pháo hoa

• Underwater: Chụp dưới nước

• Indoor: Chụp trong nhà

• Kids & Pets: Chụp trẻ em và vật nuôi trong nhà như chó, mèo…

• Night Snapshot: Chụp cảnh đêm

• Snow: Chụp giữa trời có tuyết

Các chế độ chụp khác (Drive Mode)



Single Shooting: Chế độ chụp đơn ảnh, đây là chế độ chụp thông thường, mỗi lần nhất nút bạn chỉ chụp một ảnh.


Continuous Shooting: Chế độ chụp liên tục, đây là chế độ chụp đặc biệt, khi nhấn nhút chụp máy sẽ chụp liên tiếp nhiều ảnh cho đến khi bạn nhấn nút lần nữa.


Chụp hẹn giờ (Self-timer): Chọn chế độ này để định thời gian cho máy tự chụp.


Cận cảnh (Macro): Chụp các đối tượng ở khoảng cách rất gần, khoảng từ 5cm đến 50cm.


1. Hình chụp rỏ, infocus ... nhưng không biết dụng ánh sáng chưa đem lại cho sự sống động . Muốn có được 1 tấm hình sống động cần phải biết lợi dụng ánh sáng . Đa số trong chúng ta thích dùng direct flash, và hard flash . Như vậy thì tấm hình sẻ bị cái flash nó choá đi màu của món vật và phía sau món vật bị tối. Nếu dùng soft flash (diffused) và cộng thêm ánh sáng thiên nhiên thì chúng ta đở phải mua dụng cụ .

Thí dụ làm sao để có diffused flash ? mua hay tự chế cũng được . Chỉ cần 1 tấm vải trắng mỏng hay 1 tờ napkin che qua flash là ta sẻ có ngay cái diffused flash . Nên dùng ánh sáng thiên nhiên hơn dùng flash . Chúng ta nên dùng flash để thêm vào những chổ ánh sánh thiên nhiên không đủ ở cạnh nào đó .
2. VE để í thấy mí sis thuờng chụp đĩa or tô đồ ăn thẳng từ trên xuống, may be next time có thể chụp ở góc cạch khác như la nghiêng hay chéo đi một tý coi có đỡ hơn không ..
also không nhất thiết chụp tấm ảnh nào cũng fải thấy hết nguyên đĩa or nguyên tô .. nhiều khi chụp xéo đi một tí ma vẫn focus vào cai main subject, cũng thí tấm hình đẹp như thuờng . cái nay la í kiến của VE thui áh ..chứ VE cũng đang học hỏi thui
Phải chụp ở nhiều khía cạnh khác nhau để rồi chọn cái đẹp nhất . Có nhiều cái cần thấy chi tiết ... nhưng có những cái không cần chụp quá chi tiết vv..v.
chút ý ẹ cho vui ...

No comments:

Post a Comment